Khi chúng ta già đi, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều thay đổi. Những thay đổi này khiến người cao tuổi cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu do cơ chế thoái hóa tự nhiên và nhiều chức năng cơ thể suy giảm, trong đó có chức năng đề kháng. Do đó, người cao tuổi rất dễ mắc bệnh và thường trở thành mãn tính, kéo dài và hay tái phát. 

Nhờ vào sự tiến bộ của khoa học và y tế, sức khỏe con người ngày càng được cải thiện và chăm sóc tốt hơn, nhờ vậy tuổi thọ cũng được cải thiện hơn. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc những người lớn tuổi có thể tránh được các vấn đề sức khỏe tất yếu thường thấy ở tuổi già. Ngược lại, hơn bao giờ hết, chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe để giữ cho xương, bụng và não luôn trong tình trạng tốt nhất.

Bước đầu tiên để hiện thực hóa được điều này chính là bạn cần biết được tình trạng sức khỏe của người thân và các triệu chứng của bệnh để tìm cách phòng ngừa và điều trị triệt để. Dưới đây là các vấn đề thường gặp nhất ở người cao tuổi mà bạn cần lưu tâm.

I. Những bệnh người già, người cao tuổi hay mắc phải

1- Bệnh đau xương khớp: 

Đau xương khớp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng đau nhức xương khớp ở người già, trong đó phải kể đến tình trạng thoái hóa sụn khớp do thiếu những dưỡng chất cần thiết như canxi, collagen, vitamin D… Các chứng đau nhức đầu xương, đau lưng, mỏi gối, mỏi dọc xương dài như xương đùi, cánh tay, tê nhức tay chân… là những dấu hiệu cảnh báo rõ rệt. Người bị đau nhức xương khớp còn hay ra mồ hôi và mệt mỏi về đêm. Nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến biến dạng khớp, dính khớp và có thể tàn phế.

Chính vì vậy, gia đình cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin, a-xít béo omega-3… cho người già trong nhà để ngăn chặn sự thoái hóa sụn khớp, phòng chống loãng xương. Khi bị đau nhức khớp, có thể sử dụng các loại dầu, cao để làm nóng, thúc đẩy máu lưu thông đến các khớp dễ dàng hơn.

2- Bệnh loãng xương: 

 Bệnh loãng xương

Làm thế nào để giữ cho xương chắc khỏe luôn là vấn đề băn khoăn đối với những người cao tuổi vì khi về già. Những mô xương cũ bị hủy sẽ nhiều hơn số mô xương mới được tạo ra, khiến xương bạn mỏng dần và yếu đi. Thay đổi này dẫn đến tình trạng loãng xương, một căn bệnh khiến xương của bạn yếu hơn và dễ bị chấn thương khi vấp ngã hoặc khi thực hiện những hoạt động thể chất hàng ngày.

Hơn 1,5 triệu ca gãy xương xảy ra là do bệnh loãng xương. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là triệu chứng bệnh không dễ nhận thấy, vì vậy để chắc chắn, bạn nên khám bác sĩ để được kiểm tra mật độ xương với phương pháp chụp DEXA nhằm xác định tình trạng sức khỏe của xương. Phương pháp này không chỉ chẩn đoán được bệnh loãng xương mà còn xác định được những bệnh khác liên quan đến xương, chẳng hạn như tình trạng mật độ xương thấp.

Bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương

3- Bệnh đường hô hấp: 

10 bệnh người già thường mắc phải và cách chăm sóc người già

Người già thường gặp các bệnh này do suy giảm sức đề kháng, nhất là các bệnh do vi rút, vi khuẩn gây ra. Do đó, họ dễ mắc các bệnh như tâm phế mạn tính, viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm họng, viêm phế quản… khi thời tiết chuyển mùa.

Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng, nhất là khi chuẩn bị ăn uống, sau khi đi vệ sinh… là biện pháp tối ưu để phòng bệnh hô hấp. Cần chú ý uống nhiều nước nhằm giúp tuần hoàn cơ thể tốt. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi và vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày.

>> Dẫn link: Tham khảo cách điều trị Viêm phế quản bằng Synatura: http://synatura.com.vn/synatura-siro-tri-ho-thao-duoc-100-thien-nhien/

4- Rối loạn tiêu hóa: 

rối loạn tiêu hóa

Người già thường gặp các chứng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu… do cơ ở bộ phận tiêu hóa teo dần dẫn đến sự co bóp của dạ dày giảm, men tiêu hóa của hệ đường ruột cũng suy giảm. Một số bệnh tiêu hóa mà người già gặp phải: Sa dạ dày, các bệnh về gan mật, táo bón… Thêm nữa, người cao tuổi bị suy giảm sức khỏe và hạn chế khả năng đi lại nên các bệnh rối loạn tiêu hóa càng gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Do đó, người cao tuổi cần tuân thủ chế độ ăn khoa học: Hạn chế mỡ động vật, dùng thực phẩm dễ tiêu hóa, bổ sung thêm chất đạm, chất béo có trong dầu thực vật… Tập luyện các động tác như xoa bóp bụng và cơ bắp, đi bộ hoặc tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như cầu lông, dưỡng sinh…

5- Bệnh đường tiết niệu: 

Bệnh người già | viêm đường tiết niệu

Chịu ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa, người giài rất dễ mắc các bệnh về hệ tiết niệu – sinh dục như các bệnh viêm bàng quang, sỏi tiết niệu đặc biệt là u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới, hoặc u xơ cổ tử cung ở nữ giới, nhiều khả năng dẫn đến ung thư… 

Những bệnh về hệ bài tiết khiến họ đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt, tiểu són, nhất là vào ban đêm gây nhiều phiền toái và càng khiến họ cảm thấy tự ti trong cuộc sống.

6- Bệnh về mắt:

  • Thoái hóa điểm vàng:
    Trong mắt có một phần được gọi là điểm vàng cho phép bạn có khả năng nhìn được chi tiết rõ ràng hơn. Khi bệnh xuất hiện, điểm vàng này sẽ bị phá hủy theo thời gian. Những người ở độ tuổi 50 có 2% nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng, nhưng đối với những người trên 75 tuổi, tỷ lệ này tăng cao tới 30%.
    Bệnh người già | thoái hóa điểm vàng

  • Tăng nhãn áp:
    Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng gia tăng áp lực chất lỏng bên trong mắt và dần dần có thể làm hỏng các dây thần kinh thị giác. Ban đầu bệnh sẽ không biểu hiện triệu chứng cụ thể, nhưng sau đó bệnh sẽ tác động đến tầm nhìn ngoại vi của người bệnh và cuối cùng là ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn. Nếu bệnh không được theo dõi và chữa trị kịp thời thì bệnh nhân có thể bị mù
    Theo kết quả khảo sát trên 3 triệu người mắc bệnh tăng nhãn áp, thì chỉ một nửa có triệu chứng. Bạn hãy thường xuyên đưa người thân, người lớn tuổi trong gia đình đến gặp bác sĩ nhãn khoa hoặc chuyên viên đo mắt thường xuyên để kiểm tra mắt và xác định những vấn đề liên quan đến tầm nhìn của mắt!
    Bệnh người già | Tăng nhãn áp

7-Mất thính lực

10 bệnh người già thường mắc phải và cách chăm sóc người già

Một trong những bệnh tuổi già nghiêm trọng khác thường thấy chính là tình trạng bị mất thính lực. 

Presbycusis (giảm thính lực khi về già) là biểu hiện thường thấy nhất ở mất thính lực do tác động của tuổi tác, theo sau tình trạng phổ biến thứ hai là mất thính lực do tiếng ồn khi người bệnh thường xuyên tiếp xúc với âm thanh có cường độ lớn. 

Trong cả hai trường hợp trên thì khả năng nghe những tần số âm thanh cao sẽ bị mất dần đi. Bạn có thể gặp khó khăn khi lắng nghe những âm gió trong cuộc hội thoại như âm “S”, giọng nói của phụ nữ hoặc trẻ em.

Việc mất thính giác sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ người thân, gia đình hay bạn bè, đối tác. Chính vì vậy bạn cần theo dõi và đưa người thân đi khám bác sĩ định kỳ để được kiểm tra thính giác và dùng máy trợ thính nếu cần.

8-Suy giảm nhận thức

Quá trình lão hóa bình thường không ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí nhớ, nhưng tình trạng mất trí nhớ vẫn có thể xảy ra ở một thời điểm nhất định.

Suy giảm nhận thức nhẹ là một thuật ngữ y tế dùng cho tình trạng giảm trí nhớ do tuổi tác, nhưng nghiêm trọng hơn so với giảm trí nhớ do quá trình lão hóa bình thường.
Người mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ thường hay nhớ trước, quên sau và gặp khó khăn khi được giao những công việc như tính toán hay những công việc đòi hỏi nhiều công đoạn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra có khoảng 10% đến 20% những người trên 65 tuổi có thể mắc phải chứng suy giảm nhận thức nhẹ. Suy giảm nhận thức nhẹ có thể tiến triển thành bệnh Alzheimer – tình trạng bệnh không thể phục hồi của não. Người mắc bệnh Alzheimer sẽ mất dần khả năng suy nghĩ và ghi nhớ, cuối cùng bệnh nhân không có khả năng thực hiện những việc cơ bản nhất.

alzheimer<Bệnh Ahzeimer khiến bệnh nhân suy giảm trí nhớ và suy giảm nhận thức>

Những người bị Alzheimer đầu tiên sẽ nhận thấy trí nhớ không còn khả năng ghi nhớ như xưa nữa. Bệnh suy giảm nhận thức có thể gây ra nhiều ảnh hưởng. Do vậy, khi nhận thấy chính mình hay người thân gặp những triệu chứng của bệnh suy giảm nhận thức thì bạn hãy đến khám bác sĩ để xác định được tình trạng chính xác.

9-Vấn đề về thăng bằng

mất thăng bằng

Con người già đi thường cảm thấy khó khăn để giữ được thăng bằng. Theo ghi nhận, có hơn 40% số người được khảo sát cho biết họ đã gặp những rắc rối để giữ được thăng bằng trong suốt cuộc đời, trong đó có 24% những người trên 72 tuổi gặp phải tình trạng chóng mặt. 

*Nguyên nhân: của việc này thường được ghi nhận là do vấn đề của tai trong, bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như do thuốc hay do gặp phải những bệnh lý khác.

Nếu bạn hoặc người thân cảm thấy chóng mặt thường xuyên, xây xẩm mặt mày hay nhìn thấy mọi thứ xung quanh quay cuồng kể cả khi đang ngồi thì tốt nhất bạn, và người thân cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

10-Bệnh tiểu đường ở người già

Mặc dù bệnh tiểu đường có thể xảy ra với mọi đối tượng ở mọi độ tuổi, nhưng người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người còn lại. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy có hơn 25% những người trên 60 tuổi mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Tình trạng này xuất hiện khi lượng đường trong máu của bạn (lượng đường bao gồm cả glucose) ở ngưỡng quá cao, gây ra những biến chứng như tổn thương mắt, thần kinh, thận cũng như làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh về tim và đột quỵ. Những dấu hiệu cho thấy bệnh đang hình thành là cảm giác cực kỳ thèm ăn hoặc thường xuyên khát nước, cơ thể mệt mỏi, có nhu cầu đi tiểu thường xuyên và thị lực giảm sút. Nếu gặp phải những triệu chứng trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

II. LỜI KHUYÊN CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀ

Khi về già, bệnh tật là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể can thiệp được gì. Nếu biết chăm sóc người cao tuổi đúng cách kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, chúng ta có thể giúp người thân, bố mẹ cải thiện sức khỏe và phòng tránh các vấn đề thường gặp.

Người cao tuổi thường phải đối mặt với những thay đổi về sinh lý, tâm lý do không còn được làm việc như trước nữa, rất dễ khiến họ trở nên tủi thân, cảm thấy không được tôn trọng và muốn được mọi người chú ý. Để người cao tuổi không rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý, gia đình hãy tạo cơ hội cho họ tiếp xúc với nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau; thường xuyên trò chuyện, bàn luận những vấn đề họ quan tâm và hãy luôn lắng nghe và thấu hiểu suy nghĩ của người lớn tuổi trong nhà.

Ngoài ra, khi về già, việc ăn uống không ngon miệng, hấp thu kém khiến người cao tuổi dễ sụt cân, sức khỏe suy yếu. Vì vậy, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng phù hợp sao cho đầy đủ và cân đối. Chú ý việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, vì đây là việc làm thực sự cần thiết. Khám sức khỏe định kỳ sẽ mang đến sự an tâm cho người chăm sóc và cả người được chăm sóc, từ đó sẽ có chế độ chăm sóc phù hợp và toàn diện hơn. Đồng thời, cần chú ý đến vấn đề vận động và rèn luyện sức khỏe ở người cao tuổi với những  bộ môn phù hợp và yêu thích của mỗi người. Bởi, không thường xuyên vận động trí não và thân thể thì sức khỏe của người cao tuổi sẽ nhanh chóng suy giảm, gây nên nhiều bệnh lý không tốt, mau bị lẫn, không còn chủ động điều khiển được tâm trí.

 

Phòng bệnh cho trẻ mùa tựu trường

🍀 SYNATURA – Thảo dược Độc Quyền Sáng Chế do nhà máy dược Ahngook Hàn Quốc phát minh🍀
👉 Giảm ho và long đàm
👉 Nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính (ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, sốt, hắt hơi, ớn lạnh, khó thở
👉 Viêm phế quản mạn tính (ho dai dẳng, có đờm, khó thở, tức ngực)
👶Đối tượng: trẻ trên 2 tuổi và người lớn*
*(Đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: người sử dụng cần phải đến bác sĩ để được tư vấn, không dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ.)
☎ Hotline: 028.2226.8737 để đặt hàng ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CẨM NANG LIÊN QUAN

0939716455