Tại Việt Nam, do đặc thù địa lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa. Vì vậy thảm thực vật, động vật, và côn trùng phát triển khá đa dạng. Có những loài có ích cho con người, tuy nhiên cũng có nhiều loài gây hại và thậm chí có chứa chất độc. Vì vậy vết côn trùng cắn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn nếu nó nằm trong danh sách các loại dưới đây:
I/ 10 loài côn trùng có độc phổ biến nhất ở Việt Nam
-
-
Muỗi vằn
-
Kiến lửa
-
Kiến ba khoang
-
Sâu róm
-
Ong, Ong vò vẽ
-
Rết
-
Bọ cạp
-
Nhện độc
-
Bọ xít
-
Ruồi trâu
-
II/ Cách vệ sinh khi bị côn trùng cắn, chích, đốt
Vào mùa hè hoặc mùa mưa, khi trẻ em có nhiều thời gian để vui chơi, đặc biệt là với trẻ em ở vùng nông thôn rất dễ bị đốt hoặc cắn bởi nhiều loại côn trùng như: muỗi, bọ chét, rệp, ong, chuồn chuồn, kiến, rết, sâu… Một vết chích hoặc cắn trong miệng hoặc trên cổ cũng có thể tạo ra sưng và khó thở.
=>> Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để sơ cứu cho trẻ và đưa đến cơ sở y tế kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm.
Khi bị muỗi, bọ chét, ve… cắn, chích, đốt, chúng thường tiết ra một ít nước bọt có chứa chất chống đông máu. Các vi khuẩn và chất độc trong nước bọt côn trùng có thể gây tổn thương cho vùng da đó và gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Vì vậy, ở nơi bị đốt thường xảy ra những phản ứng ngoài da như: sưng nề đỏ, ngứa, đau thậm chí là sốc phản vệ nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm.
Các bác sỹ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần khuyên dặn con cẩn thận tránh các khu vực có tổ ong, thùng rác có phế liệu thực phẩm rất thu hút côn trùng. Tránh vùng đất ngập nước là nơi có thể có muỗi rất nhiều, không để trẻ đi chân trần trên cỏ. Trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để xử trí cho con trẻ khi bị côn trùng cắn, trích đốt đúng cách để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Cách xử trí vết côn trùng cắn/ chích/ đốt thường gặp:
-
- Đối với bị muỗi đốt: Nên thoa kem hydrocortisone hoặc thuốc mỡ để giảm ngứa và viêm. Thuốc kháng histamin đường uống hoặc bôi cũng có thể giúp giảm ngứa. Không nên cào hoặc gãi nhiều làm cho tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn và có thể dẫn đến nhiễm trùng.
- Ong: Nếu có thể nhìn thấy vết chích trên da, hãy nặn nó ra ngay lập tức. Việc này được làm càng sớm, nọc độc sẽ càng ít đi vào cơ thể. Làm sạch vùng bị ong đốt bằng xà phòng và nước, sau đó thoa kem hydrocortisone. Có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau. Đến phòng cấp cứu ngay nếu trẻ thấy các dấu hiệu phản ứng dị ứng, như nổi mề đay hoặc khó thở.
- Nhện: Khử trùng vết cắn bằng xà phòng và nước và bôi thuốc mỡ kháng sinh. Sử dụng một túi nước đá để giảm đau và sưng. Cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau và dùng thuốc kháng histamin khi bị ngứa.
- Kiến: Tương tự như trên, có thể bôi kem giảm ngứa cho trẻ, hạn chế gãi mạnh và chà xát vào vị trí kiến đốt.
- Kiến ba khoang: Dùng xà phòng rửa sạch vùng da tiếp xúc. Bôi thuốc sát trùng (có thể dùng thuốc đỏ Povidine Iod). Nếu thương tổn nhẹ: Rửa vùng da tiếp xúc bằng nước muối sinh lý 3 – 4 lần/ngày để trung hòa độc tố, bệnh sẽ tự khỏi.
- Sâu róm: Ngay khi chạm phải sâu róm cần loại bỏ cẩn thận sâu và lông sâu róm bằng que, kẹp hoặc nhíp, tuyệt đối không dùng tay không. Dùng băng dính dán lên vùng da tiếp xúc với sâu róm để lấy sạch các lông nằm sâu, còn sót lại. Sau đó, nhẹ nhàng rửa sạch da với nhiều nước và xà phòng. Quần áo bị dính nhiễm cần được cởi bỏ và giặt sạch. Giảm đau và sưng bằng cách đắp lạnh, uống thuốc giảm đau. Đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng hơn, tổn thương lan rộng hoặc phát ban toàn thân.
Tóm lại, đối với các vết cắn, vết chích nhẹ:
-
- Cần di chuyển, dời đến vị trí khác an toàn hơn và không có côn trùng
- Tuyệt đối không gãi lên vết cắn, vết chích vì nó có thể gây vết thương nhiễm trùng, loét, hoặc nếu tồi tệ hơn như kiến ba khoang hoặc bọ xít, chất độc của chúng dây ra vị trí khác có thể gây thêm vết thương khác ngoài da
- Nâng hoặc kê cao vùng bị ảnh hưởng, có thể giúp giảm sưng.
- Gỡ, gắp kim côn trùng trên da nếu có (như kiến, ong)
- Nhẹ nhàng vệ sinh khu vực bị cắn, chích bằng nước và xà phòng
- Chườm vải được ngâm nước lạnh, hoặc chườm đá vào vùng bị cắn, chích trong vòng 10-20 phút để làm dịu vết thương và giảm sưng.
- Không cho vùng bị tổn thương hoạt động nặng để triệu chứng ko bị nặng thêm
- Bôi lên vùng bị cắn, chích kem dưỡng thành phần Calamine, bột baking soda, hoặc kem hydrocortisone 0,5% hoặc 1%. Đây là các sản phẩm có thể làm dịu, kháng viêm cho các vết cắn, chích. Làm bôi vài lần một ngày cho đến khi các triệu chứng của bạn biến mất.
- Uống thuốc chống ngứa (thuốc kháng Histamine) để giảm ngứa và dị ứng do vết cắn, chích do côn trùng gây ra, các loại thuốc có thể tham khảo như: Cetirizine không kê đơn, Fexofenadine, Loratadine.
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn khi cần thiết.
Đối với các vết chích, cắn có tình trạng nghiêm trọng
Các cách sơ cứu ở trên chỉ dành cho các vết chích, cắn gây ra phản ứng không nghiêm trọng như ngứa, sưng ở vùng da bị cắn, chích.
Tuy nhiên, bạn cần đến ngay trung tâm y tế, hoặc bệnh viện gần nhất ngay lập tức nếu vết cắn, chích do côn trùng có tình trạng như sau:
-
- Mặt, miệng hoặc cổ họng sưng tấy và có dấu hiệu trở nên tồi tệ hơn
- Toàn thân đau nhức hoặc ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ
- Vị trí có dấu hiệu nhiễm trùng
- Cơ thể không khỏe, thở khò khè
- Cảm thấy ốm hoặc bị ốm
- Tim đập nhanh
- Chóng mặt hoặc cảm thấy ngất xỉu
- Khó nuốt nước bọt, nước hoặc thức ăn
- Mất ý thức
Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương chính vì vậy khi có các dấu hiệu sưng mặt, môi hoặc lưỡi, khó nuốt, khó thở, ho, phát ban và ngứa dữ dội thì cần kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và xử trí kịp thời.
–
III/ Làm sao để phòng ngừa côn trùng chích?
- Sử dụng các sản phẩm xịt côn trùng đã được công nhận bởi Bộ Y Tế .
Thành phần thuốc chống côn trùng rất độc và có thể gây hại cho sức khỏe. Người tiêu dùng cần chọn lọc sản phẩm có nguồn gốc xuất sứ, có chứng minh lâm sàn và được công nhận bởi Bộ Y Tế - Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
- Cho trẻ mặc quần áo bao kín tay chân
- Các xe đẩy cần trang bị thêm màn chắn chống muỗi và côn trùng
- Lưu ý khi sử dụng thuốc chống côn trùng cho trẻ:
- Đọc kỹ thành phần và hướng dẫn sử dụng để xem có phù hợp với da trẻ em hay trẻ có bất kỳ dị ứng nào với thành phần của thuốc hay không
- Không sử dụng các sản phẩm có chứa dầu bạch đàn chanh (OLE) hoặc para-menthane-diol (PMD) cho trẻ em dưới 3 tuổi.
- Không bôi thuốc chống côn trùng vào tay, mắt, miệng, vết cắt hoặc vùng da bị kích ứng của trẻ.
- Thuốc chống muỗi và côn trùng có thể sử dụng sau lớp kem chống nắng (nếu có)
- Mặc quần áo dài tay
- Xịt quần áo với Permethrin
- Sử dụng permethrin 0,5% để xử lý quần áo và đồ dùng(chẳng hạn như ủng, quần, tất và lều) hoặc mua quần áo và thiết bị được xử lý bằng permethrin.
- Permethrin là một loại thuốc trừ sâu có tác dụng tiêu diệt hoặc xua đuổi côn trùng như muỗi và ruồi cát.
- Quần áo được xử lý bằng permethrin giúp bảo vệ sau nhiều lần giặt.
- Đọc thông tin sản phẩm để biết thời gian bảo vệ sẽ kéo dài bao lâu.
- Cần đọc hướng dẫn của thuốc trước khi sử dụng.
- Không sử dụng sản phẩm permethrin trực tiếp trên da.
- Đuổi muỗi ra khỏi khu vực bạn ở:
- Chọn phòng ở nởi có ánh sáng, cửa sổ, điều hòa và có chắn cửa
- Sử dụng lưới muỗi để chặn muỗi và các loại côn trùng khác có thể bay vào nhà và nơi ở
- Luôn ngủ mùng
- Thường xuyên xông nhà để đuổi muỗi. Các loại nguyên liệu tự nhiên thường được dùng xông như: bưởi, sả, hoa lavender
- Không đến gần các khu vực có cây cỏ rậm rạp
- Đối với các loại ong (ong mật, ong bắp cày, ong vò vẽ,…) giữ bình tĩnh và từ từ di chuyển ra xa – không vẫy tay hoặc vung tay vào chúng






*(Đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: người sử dụng cần phải đến bác sĩ để được tư vấn, không dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ.)

