Thời tiết chuyển lạnh thường gây nên các bệnh hô hấp phiền toái ảnh hưởng đến nhịp sống hằng ngày của đa dạng đối tượng từ trẻ con đến người lớn. Sau đây là 4 bệnh hô hấp thường gặp khi thời tiết chuyển lạnh:

Các bệnh đường hô hấp phổ biến

1/ Bệnh ho 

bệnh ho

Bệnh ho xuất hiện trong mùa lạnh

Ho có thể được chia thành ho có đờm và ho không có đờm và phân loại thành 

  • Ho cấp tính ( 1 đến 3 tuần ): Ho do virus, vi khuẩn xâm nhập
  • Ho mãn tính. ( trên 3 tuần): Ho kéo dài, không thuyên giảm kèm bệnh ốm sốt -> có nguy cơ mắc thêm các bệnh hô hấp khác.

Ho không đờm thường liên quan đến cảm cúm đi kèm với nhiều triệu chứng như ớn lạnh, mệt mỏi, sốt, nặng đầu, đau cơ, mỏi chân tay. 

Theo giải thích của các chuyên gia, ho được xem là phản ứng tốt của cơ thể để đưa cổ họng có thể đẩy các vật lạ ra khỏi phổi và cổ họng.  Nếu quá trình ho kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như: đau đầu, viêm tai giữa, gây đau rát họng dẫn đến các hoạt động đời sống hằng ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Phương pháp xử lý các cơn ho khi trời chuyển lạnh:

  • Uống nhiều nước
  • Tránh môi trường khô, lạnh
  • Tránh ăn đồ nóng
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá..
  • Nhờ đến sự hỗ trợ / thăm khám của các bác sĩ
  • Không dùng thuốc kháng sinh khi chưa có đơn thuốc của bác sĩ

>> Tham khảo : Một trong những biện pháp dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh nhân khi ho, có đờm cũng như viêm đường hô hấp cấp tính và viêm phế quản mãn tính là Siro Ho Synatura giúp người bệnh giảm các triệu chứng về ho và long đờm được chứng minh đã được kiểm nghiệm lâm sàng.   

2/ Cảm cúm

4 BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI THỜI TIẾT CHUYỂN LẠNH

Cảm cúm thường kéo dài 2 đến 7 ngày

Do Virus cúm ( Influenza Virus ) gây nên, cảm cúm thường kéo dài 2-7 ngày và có nguy cơ lây nhiễm cao. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa, Virus Cúm thường dễ dàng tấn công vào cơ thể người qua đường mũi họng vì trong thời tiết lạnh đường hô hấp dễ bị tổn thương so với điều kiện thời tiết thông thường. Ngoài ra khi tiếp xúc mật thiết với người bị bệnh cảm cúm.   

*Các biểu hiện của Cảm cúm:

  • Sốt, đau đầu, ho, đau họng , hắt hơi
  • Ở trẻ em thường có thêm những triệu chứng ở đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn hay nóng, sốt. 

**Phương pháp xử lý cảm cúm:

  •  Vệ sinh đường hô hấp kỹ lưỡng như tai, mũi, họng bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng hoặc nước muối.
  •  Uống nhiều nước ấm
  •  Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
  •  Bảo đảm chế độ dinh dưỡng cân bằng

3/ Viêm xoang

4 BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI THỜI TIẾT CHUYỂN LẠNH

Viêm xoang gây trở ngại trong cuộc sống hằng ngày

 

Đây là bệnh lý nhiễm trùng và dấu hiệu thường không rõ ràng đặc biệt là ở những giai đoạn đầu. Nếu không có chẩn đoán và thăm khám từ bác sĩ, những triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn sang các bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự.

*Biểu hiện

  • Viêm xoang thường có biểu hiện như nghẹt mũi, sốt, điếc mũi, chảy dịch. đau nhức
  • Các dấu hiệu khác có thể xuất hiện như choáng váng, chóng mặt, không muốn ăn.

⇨ Đây là bệnh lý gây phiền toái cho rất nhiều người vì thông thường mỗi năm đến mùa lạnh, người bị viêm xoang mãn tính lại gặp nhiều khó khăn khi vừa phải sinh hoạt vừa phải đối diện với cơn “ hành hạ “ mà viêm xoang gây ra. 

**Phải làm gì khi mắc phải viêm xoang?

  • Bổ sung các chất cần thiết như giàu vitamin c, omega-3, kẽm…
  • Tránh xa thực phẩm nhiều đường, chất kích thích,..
  • Bổ sung trái cây chứa nhiều vitamin
  • Người bị bệnh viêm xoang cần đi khám bác sĩ để nhận được đơn thuốc và phương pháp điều trị chính xác từ bác sĩ

4/ Viêm phế quản

4 BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI THỜI TIẾT CHUYỂN LẠNH

Hình ảnh khi người bệnh mắc phải Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản, nguyên nhân thường thấy là do virus.

Viêm phế quản có 2 cấp độ:

  • Viêm phế quản cấp tính: Niêm mạc phế quản chưa có tổn thương trong tình trạng viêm nhiễm. 
  • Viêm phế quản mãn tính:
    Khi thể cấp tính không được theo dõi và điều trị một cách chặt chẽ bởi các y bác sĩ, viêm phế quản mãn tính là giai đoạn phát triển tiếp theo của thể cấp tính.
    Khi viêm phế quản mãn tính kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm sẽ gây ra mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với cơ thể người bệnh.

Một số nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản:

  • Sức đề kháng kém
  • Do ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày
  • Tác nhân xấu của môi trường như bụi bẩn, ô nhiễm
  • Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh cũng có khả năng bị lây bệnh

Phải làm gì khi mắc bệnh viêm phế quản?

  • Đến bệnh viện khám bệnh – chữa trị theo phác đồ của bác sĩ
  • Sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ
  • Tập thể dục 
  • Tập thở mím môi
  • Bỏ thuốc lá

Khi sức đề kháng trong mùa lạnh trở nên yếu đi, con người dễ bị tấn công bởi các bệnh hô hấp như ho, cảm cúm, viêm xoang, viêm phế quản,..Vì vậy. việc giữ gìn sức khỏe, chăm tập thể dục và có chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn bảo vệ cơ thế trong những khoảng thời gian chuyển mùa này.

Phòng bệnh cho trẻ mùa tựu trường

🍀 SYNATURA – Thảo dược Độc Quyền Sáng Chế do nhà máy dược Ahngook Hàn Quốc phát minh🍀
👉 Giảm ho và long đàm
👉 Nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính (ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, sốt, hắt hơi, ớn lạnh, khó thở
👉 Viêm phế quản mạn tính (ho dai dẳng, có đờm, khó thở, tức ngực)
👶Đối tượng: trẻ trên 2 tuổi và người lớn*
*(Đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: người sử dụng cần phải đến bác sĩ để được tư vấn, không dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ.)
☎ Hotline: 028.2226.8737 để đặt hàng ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CẨM NANG LIÊN QUAN

0939716455