Các mẹ nên chủ động tăng cường sức đề kháng cho trẻ, đặc biệt là vào mùa hè và những mùa, thời điểm giao mùa trong năm để phòng tránh những bệnh thường gặp.
Mùa hè nóng nực là thời điểm thuận lợi cho sự phát triển của nhiều bệnh do các vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây ra.
Dưới đây là các lời khuyên có thể giúp tăng sức đề kháng cho trẻ mà các mẹ có thể tham khảo:
1/ Tăng cường sức đề kháng bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ
Khi vui chơi, bàn tay của bé khó tránh khỏi lấm bẩn. Bàn tay nhỏ cần được rửa sạch sau khi bé chơi đùa, sau đi vệ sinh và trước các bữa ăn chính và bữa ăn phụ các mẹ nhé. Bàn tay sạch giúp các bé phòng ngừa nhiều bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, bệnh mắt và da liễu.
2/ Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đảm bảo các bữa ăn cho trẻ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và tăng cường các loại hoa quả, rau củ để có vitamin và khoáng chất
Việc đa dạng hóa các loại quả trong khẩu phần ăn sẽ giúp bé nhận được đầy đủ nhất các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nhãn, vải, mít, xoài, dưa hấu, dưa lê, nho, táo, măng cụt, cam, bưởi, thanh long, …đều là những loại quả tốt cho bé yêu. Cam là một gợi ý tốt. Cam chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho bé.
Các loại chất lỏng khác có thể thay thế như sữa, nước hoa quả, nước rau ép, nước canh… cũng rất cần thiết cho cơ thể vì chúng vừa góp phần kết hợp với nước lọc để làm giảm nguy cơ thiếu nước vừa bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Bạn có thể bổ sung thêm các loại nước mà trẻ thích, ví dụ như sữa, nước chanh tươi, nước ép trái cây tươi, nước dừa, súp, nước ép dưa chuột, dưa hấu, cà chua và cần tây…
3/ Tăng cường sức đề kháng bằng cách hoạt động thể thao, vận động cơ thể
Trẻ nhỏ cần vui chơi để phát triển. Trẻ giải phóng năng lượng qua việc chơi và lớn lên. Dù nắng nóng thì vẫn cần cho các bé hoạt động, chơi đùa các mẹ nhé, đừng vì nắng nóng mà bắt con ngồi yên trong phòng điều hòa, làm vậy có thể khiến bé bí bách, khó chịu, chán ăn, ngủ kém…
Vận động thường xuyên giúp bé khỏe khoắn, linh hoạt hơn và kích thích sản sinh các tế bào miễn dịch hoạt động tự do trong cơ thể bé.
4/ Tăng cường sức đề kháng bằng cách uống nhiều nước
Cơ thể mất nước là do các nguyên nhân sau đây:
- Uống ít nước, cơ thể không được cung cấp đủ lượng chất lỏng cần thiết.
- Thời tiết khô và nóng.
- Chế độ ăn uống.
- Sau khi vận động, hoạt động thể chất gắng sức.
- Bị tiêu chảy, nôn mửa.
- Do mắc phải một số bệnh lý như đái tháo đường.
Việc uống nước là rất cần thiết vì nước giúp cho cơ thể chúng ta. Dưới đây là những lợi ích mà bạn cần bổ sung lượng nước đủ cho cơ thể:
- “Bảo dưỡng” toàn bộ cơ thể: nước có tác dụng bảo vệ tới từng tế bào trong cơ thể. Ngoài việc giảm cơn khát. Nước điều chỉnh nhiệt độ cơ thể nhằm loại bỏ các chất thải từ thận, giữ ẩm các màng nhầy, ổn định hệ tiêu hóa, bôi trơn các khớp xương, duy trì độ nhớt của máu và giữ ẩm cho da.
- Tăng cường sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh: Nước giúp ngăn ngừa táo bón bằng cách làm mềm phân và dễ dàng đưa qua ruột, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Nước còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và dị ứng thường xuyên bằng cách giữ các màng nhầy của mũi, cổ họng, mắt luôn ẩm ướt. Nếu uống đủ nước hàng ngày, cơ thể bạn sẽ tránh được tình trạng mất nước và những hậu quả do mất nước gây ra (khô da, lưu thông máu kém hơn…)
- Thúc đẩy quá trình trao đổi chất: Đây là tác dụng lớn nhất của nước. Nhờ được cung cấp đủ nước, quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra trơn tru và hoàn hảo hơn, giúp quá trình xử lý sản xuất năng lượng và chuyển hóa chất béo hiệu quả.
Trong thời tiết nắng nóng này cơ thể các bé bị mất nước do đổ nhiều mồ hôi. Hãy tạo nhiều cơ hội cho con uống nước bằng cách: Để nước ở tầm thấp để con dễ lấy, thường xuyên đặt câu hỏi “Con có muốn uống nước không?”
5/ Tăng cường sức đề kháng bằng giữ lịch trình giấc ngủ phù hợp
Tạo hóa ban cho chúng ta giấc ngủ ngay từ khi còn là một thai nhi trong bụng mẹ. Tập thói quen cho trẻ ngủ sớm, đúng giờ. Khi trẻ được ngủ đủ giấc, não bộ, thể lực cũng như hệ miễn dịch sẽ hồi phục và phát triển tốt hơn, trẻ cũng sẽ vui vẻ hơn, ăn tốt hơn.
Thói quen ngủ và nhu cầu ngủ thay đổi khi chúng ta càng lớn tuổi. Người lớn tuổi không những có nhu cầu ngủ ít hơn người trẻ tuổi mà còn dễ bị mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
Những bí quyết ngủ ngon cho người lớn tuổi có thể là tập giãn cơ, uống thuốc hỗ trợ, hạn chế ngủ trưa…
Trẻ nhỏ hơn thì càng có nhu cầu ngủ nhiều hơn. Nhiều trẻ sẽ có thể ngủ đủ giấc với những giấc ngủ ngắn.
- 3 đến 5 tuổi: 10 – 13 tiếng
- 1 đến 2 tuổi: 11 – 14 tiếng
- 4 đến 11 tháng tuổi: 12 –15 tiếng
- 0 đến 3 tháng tuổi: 14 – 17 tiếng
Trong 2 tháng đầu, trẻ chưa phân biệt được ngày và đêm nên các bà mẹ thường rất vất vả khi tìm cách dỗ bé ngủ suốt đêm. Bạn có thể tập bé thói quen ngủ buổi tối ngay từ 6 – 7 tuần tuổi bằng cách chuẩn bị phòng ngủ thoải mái, cho bé chơi vào ban ngày, massage cho bé…
Những lợi ích sức khỏe khi ngủ đủ giấc không chỉ tốt cho thể chất mà còn giúp cải thiện tinh thần như thức ăn và nước uống vậy. Các nhà khoa học vẫn không ngừng xem xét những gì xảy ra với cơ thể trong khi ngủ và tại sao quá trình này lại rất cần thiết:
- Sửa chữa mô cơ
- Phục hồi năng lượng, tăng cường sức đề kháng
- Duy trì các chức năng quan trọng
- Cho phép bộ não xử lý thông tin mới
Khi cơ thể không ngủ đủ, bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Tác hại của tình trạng thiếu ngủ có thể gây ra một loạt các vấn đề về tinh thần và thể chất, bao gồm làm suy giảm khả năng của bạn khi thực hiện các hoạt động sau:
- Tập trung
- Phản ứng
- Suy nghĩ rõ ràng
- Kiểm soát cảm xúc
- Giảm bệnh vặt
—–






*(Đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: người sử dụng cần phải đến bác sĩ để được tư vấn, không dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ.)

