Hậu Covid, người bệnh thường sẽ bị lưu lại những triệu chứng gây khó chịu kéo dài như bị ho, bị đau họng, bị khó thở… mà nguyên nhân thường thấy là bởi vì sau khi bị mắc Covid, cơ thể bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng đặc biệt là phổi và hệ hô hấp. Điều này gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hằng ngày.
Chính vì thế, các y bác sĩ khuyến khích các bệnh nhân hậu mắc Covid, ngoài việc bạn nên tập luyện thể thao để rèn sức bền, tăng sức khỏe mà còn nên luyện tập thêm các bài tập cho phổi để cải thiện tình trạng sức khỏe. Cùng điểm qua 7 bài tập phổi sau đây nhé!
Giữ gìn sức khỏe phổi trước, trong và hậu COVID
I. Các triệu chứng thường gặp của người bị mắc COVID: <xem bài viết tại đây>
II. Các bài tập cho người hậu bị mắc COVID
Bài tập 1
- Hít thở kết hợp mũi và miệng
Người bệnh bắt đầu thả lỏng cơ mặt, từ từ hít thật sâu rồi thở ra bằng miệng. Bài tập này giúp người bệnh rèn luyện phổi, mở rộng khoang ngực, cho phép oxy phân phối khắp cơ thể.
Người bệnh có thể khai thông đường thở sau khi luyện tập bài thở này.
Bài tập 2
- Thở ngực
Đặt 1 tay lên bụng, 1 tay lên ngực rồi bắt đầu hít sâu hết mức có thể làm cho lồng ngực nở ra, sau đó dần dần thở chậm ra. Khi hít thở, lưu ý hóp bụng để bụng không phình ra
- Thở bụng
Đặt 2 tay lên bụng, hít thật sâu cho bụng phình to nhất có thể sau đó thở chậm đến khi bụng xẹp tối đa.
Bài tập phổi cho người mắc Covid
Bài tập 3
Đứng thẳng với hai chân dang rộng ngang bằng vai và đưa 2 cánh tay lên cao rồi chụm vào nhau đồng thời hít vào. Sau đó thở ra và đưa 2 tay về vị trí ban đầu.
Hai tay đan chéo nhau, cúi gập người, hai chân ngang dang bằng vai. Tiếp tục hít vào vươn người lên cao chụm 2 cánh tay vào nhau rồi nhẹ nhàng thở và đặt tay vào vị trí cũ.
Bài tập 4
Thổi bóng là bài tập với mục đích thở hết sức cặn trong phổi. Người tập nên đặt bóng lên miệng, hít sâu rồi thở ra hết sức trong một lần thổi.
Thường xuyên luyện các bài tập giúp tăng dung tích phổi
Bài tập 5
Đặt gối dưới hông để nâng hông cao trên ngực. Nằm nghiêng hẳn qua một bên, tay đặt dưới đầu để khiến người bệnh thoải mái.
Sau đó, người bệnh giữ nguyên tư thế trong vòng 5 đến 10 đồng thời hít thở sâu và thở ra. Nghiêng sang bên còn lại và tiếp tục động tác trong 5 đến 10 phút sau.
Bài tập 6
Nằm ngửa trên bề mặt phẳng, đầu phẳng, đầu gối cong. Đặt gối dưới hông sao cho hông cao hơn ngực và tiếp tục giữ nguyên tư thế này trong ít nhất 5 phút và hít thở sâu.
Bài tập 7
Luyện tập sức bền bằng cách bài tập cầm tạ, cầm chai nước hai bên theo nhịp mỗi lần 15 nhịp. Lặp lại 2 đến 3 lần tùy theo khả năng người bệnh.
III. Lợi ích của việc tập thở
Các bài tập thở giúp tăng dung tích phổi và phục hồi chức năng cơ hoành. Không chỉ thế, người bệnh còn có thể cảm thấy thư giãn, bớt lo lắng, căng thẳng sau khi thực hiện các bài tập một cách thường xuyên.
Khi mắc phải COVID, bệnh nhân dễ cảm thấy nặng ngực, đau ngực, khó thở kèm theo ho, sốt, đau đầu,.. Cơ thể bệnh nhân dễ sinh ra cảm giác khó chịu và uể oải hơn, khi cơ thể trong trạng thái suy nhược, khả năng hết bệnh sớm rất thấp.
IV. Bệnh nhân HẬU mắc COVID nên:
-
- Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể
- Suy nghĩ lạc quan, tích cực
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích trong thời gian này
- Thường xuyên tập thể dục
- Tăng cường tập các bài tập phổi
- Sinh hoạt lành mạnh
- Khi gặp phải các triệu chứng nặng như đau đầu, buồn nôn, khó thở phải đến ngay các trung tâm y khoa, bệnh viện gần nhất để nhận được sự thăm khám của các y bác sĩ.
- Sử dụng siro giảm ho, bổ phế có thành phần thảo dược khi gặp phải tình trạng ho kéo dài
Các bài tập cho phổi giúp người bệnh có thể cải thiện tình trạng phối khi đang mắc phải COVID, cải thiện sức khỏe tốt hơn cũng như giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cũng rất quan trọng trong việc đẩy lùi virus Corona.
Tham khảo thêm các bài viết:
-
- So sánh các triệu chứng bị ho do cảm cúm, cảm lạnh và viêm phổi: <xem tại đây>
- Các loại ho phổ biến bạn nên phòng ngừa: <xem tại đây>
- Bị ho không nên ăn gì và thực đơn những món ăn tốt cho người bị ho <xem tại đây>
- Kháng sinh có thể dùng cho người bị mắc covid: <xem tại đây>






*(Đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: người sử dụng cần phải đến bác sĩ để được tư vấn, không dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ.)

