Các cơn ho xuất hiện là dấu hiệu phát hiện đầu tiên của viêm phế quản. Triệu chứng ho này đã được ghi nhận lại từ các bệnh nhân có mang bệnh viêm phế quản. Tuy nhiên, Viêm phế quản không phải là tình trạng duy nhất gây ra ho.

1/ Viêm phế quản là gì

Phế quản là một ống dẫn khí nằm trong hệ hô hấp dưới của con người. Đây là cơ quan nối tiếp bên dưới khí quản, sau đó phân thành các nhánh nhỏ sâu bên trong phổi hình thành cây phế quản. Nhiệm vụ chính của phế quản là dẫn khí vào phổi.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là một thuật ngữ của ngành Y, chỉ tình trạng niêm mạc ống phế quản bị viêm nhiễm, tổn thương. Các tổn thương này gây ra hàng loạt các triệu chứng, trong đó điển hình nhất các cơn ho, đờm.

Viêm phế quản

2/ Triệu chứng viêm phế quản

Viêm phế quản có 2 dạng là cấp tính và mạn tính.

  • Viêm phế quản cấp tính: là tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn (dưới 6 tuần) ở các phế quản, có thể kèm nhiễm trùng đường hô hấp trên.
    → Triệu chứng: Bệnh nhân ho liên tục, có đờm, sốt cao, lạnh run, đau hay cảm giác thắt ngực, đau dưới xương ức khi thở, thở ngắn. Viêm phế quản cấp đa số là do nhiễm virus, ít gặp hơn do nhiễm vi khuẩn.

  • Viêm phế quản mạn tính: là tình trạng ho khạc lâu ngày, tái phát thường xuyên trong khoảng 2 năm. Bệnh thường có diễn tiến nặng và phải phải được điều trị đều đặn.
    Viêm phế quản mạn tính do một hoặc nhiều yếu tố cùng gây ra. Trong đó tình trạng nhiễm môi trường; tiếp xúc với khói bụi, nghiện thuốc lá nặng… là những nguyên nhân chính gây viêm phế quản mạn.

3/ Dấu hiệu nhận biết

Viêm phế quản cấp thường khỏi hẳn, nhưng viêm phế quản mãn tính thì dai dẳng và không bao giờ khỏi hẳn. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của viêm phế quản trong phần tiếp theo đây.

Dấu hiệu chung được ghi nhận tại các bệnh nhân viêm phế quản cấp tính và mãn tính bao gồm :

  •  Ho dai dẳng, có thể tiết ra chất nhầy

  • Thở khò khè

  • Sốt nhẹ và ớn lạnh

  • Cảm giác tức ngực

  • Đau họng

  • Nhức mỏi cơ thể

  • Khó thở

  • Đau đầu

  • Mũi và xoang bị nghẹt

Tuy nhiên bạn đọc lưu ý: Viêm phế quản không phải là tình trạng duy nhất gây ra ho.

Ho không khỏi có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn, viêm phổi hoặc nhiều bệnh khác. Nếu bạn bị ho dai dẳng nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán bệnh chính xác từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Các biến chứng của viêm phế quản

Biến chứng phổ biến nhất của viêm phế quản là viêm phổi. Điều này có thể xảy ra nếu nhiễm trùng lan rộng hơn vào phổi. Ở một người bị viêm phổi, các túi khí trong phổi chứa đầy chất lỏng.

Viêm phổi có nhiều khả năng phát triển ở người lớn tuổi, người hút thuốc, những người mắc các bệnh lý khác và bất kỳ ai bị suy giảm hệ miễn dịch. Nó có thể đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc y tế.

Viêm phế quản có nên đi khám bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp có thể được điều trị dễ dàng tại nhà bằng cách:

  • Nghỉ ngơi nhiều

  • Uống nhiều nước, đặc biệt là đồ uống nóng với mật ong

  • Sử dụng máy tạo ẩm

  • Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn (OTC ), chẳng hạn như ibuprofen, để giảm bớt sự khó chịu

  • Dùng thuốc điều trị ho, đàm

Viêm phế quản mãn tính sẽ tái phát lại nhiều lần và không bao giờ khỏi hẳn được. Nên việc can thiệp cũng phức tạp hơn so với viêm phế quản cấp tính. Một người bị viêm phế quản mãn tính có thể cần thay đổi lối sống nhất định, chẳng hạn như:

  • Bỏ hút thuốc

  • Không sử dụng chất kích thích

  • Học và thực hành các kỹ thuật thở để hỗ trợ phổi

  • Hạn chế các thực phẩm đến từ sữa, đường, tinh bột

Tuy nhiên, bạn cần đến bác sĩ, bệnh viện ngay nếu bạn có các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính, đồng thời có các vấn đề về phổi, tim để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để nghiêm trọng hơn:

  • Cơn ho của bạn kéo dài. 

  • Cơn ho dai dẳng kể cả lúc ngủ, khiến bạn không thể ngủ ngon, hoặc vận động thường ngày bị cản trở

  • Cơn ho khiến bạn tỉnh giấc vào ban đêm.

  • Cơn ho ra máu hoặc chất nhầy.

  • Cơn ho kéo dài hơn một tuần. Ở những người khỏe mạnh khác, ho do viêm phế quản cấp có thể kéo dài 3 tuần.

  • Chất nhầy, đờm (đàm) của bạn trở nên sẫm màu hơn, đặc hơn hoặc nặng hơn những ngày đầu.

  • Khi ho có tiếng khò khè và khiến bạn khó nói chuyện, giao tiếp.

  • Giảm cân nhanh

  • Bị sốt trên 38 độ và chán ăn, thở khò khè hoặc khó thở và đau nhức toàn thân

  • Người bệnh tim phổi mãn tính hay các vấn đề bao gồm cả bệnh hen suyễn, khí phế thũng, hoặc suy tim sung huyết, và nghĩ rằng có thể đã phát triển viêm phế quản.
    Các điều kiện này có nguy cơ phát triển các biến chứng nhiễm trùng phế quản.

  • Cơn viêm phế quản xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại, có thể có viêm phế quản mạn tính, tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác như bệnh suyễn hoặc chứng giãn phế quản.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.

 

Phòng bệnh cho trẻ mùa tựu trường

🍀 SYNATURA – Thảo dược Độc Quyền Sáng Chế do nhà máy dược Ahngook Hàn Quốc phát minh🍀
👉 Giảm ho và long đàm
👉 Nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính (ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, sốt, hắt hơi, ớn lạnh, khó thở
👉 Viêm phế quản mạn tính (ho dai dẳng, có đờm, khó thở, tức ngực)
👶Đối tượng: trẻ trên 2 tuổi và người lớn*
*(Đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: người sử dụng cần phải đến bác sĩ để được tư vấn, không dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ.)
☎ Hotline: 028.2226.8737 để đặt hàng ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CẨM NANG LIÊN QUAN

0939716455