Ho được xem là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể đẩy các tác nhân cản trở và kích thích ra ngoài như vi khuẩn, khói, bụi,.. Đây là một trong những chuỗi phản xạ tự nhiên của cơ thể nhưng cũng có thể liên quan đến 1 số bệnh về phổi, hô hấp, dạ dày. 

Sau đây là 4 loại ho phổ biến mà bạn nên phòng ngừa:

1. Ho khan

Ho khan là khi ho, chất nhầy và đờm không được tiết ra bên ngoài.  Cổ họng bị kích thích kèm theo những cảm giác khó chịu như ngứa họng, đau rát, khàn tiếng. Người bệnh thường ho thành từng cơn và ho kéo dài khó kiểm soát. Các triệu chứng đi kèm có thể xuất hiện như:

  • Mất tiếng
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Sốt 38 đến 40 độ

Một số bệnh lý có liên quan đến nguyên nhân gây ra ho khan:

  • Trào ngược dạ dày
  • Hen suyễn 
  • Viêm xoang
  • Cảm lạnh

Nên làm gì khi mắc phải ho khan?

  • Vệ sinh mũi bằng nước muối
  • Khi gặp phải ho khan kéo dài, người bệnh nên thăm khám bác sĩ
  • Uống thuốc theo chỉ thị của bác sĩ
  • Có thể dùng thêm các loại kẹo ngậm ho nhuận phế

CÁC LOẠI HO PHỔ BIẾN MÀ BẠN NÊN PHÒNG NGỪA!

 

2. Ho có đờm

Khi ho, chất dịch được tiết ra thông qua đường hô hấp bao gồm chất nhầy, bạch cầu mủ, hồng cầu, các chất độc hại xâm nhập.  Ho có đờm thường liên quan đến nhiều bệnh ở đường hô hấp như viêm phổi,  thanh khí quản, viêm họng, viêm mũi,.. 

Ở trẻ sơ sinh dưới 3 tuần tuổi, trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ, lý do thường thấy gây ra ho có đờm là cảm lạnh và cảm cúm.

Thông thường, ho có đờm thường lành tính nhưng nếu chủ quan để tình trạng ho kéo dài mà thiếu đi sự chẩn đoán và chữa trị kịp thời sẽ gây ra các bệnh hô hấp như:

  • Bệnh lao phổi
  • Bệnh giãn phế quản thể ướt
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

CÁC LOẠI HO PHỔ BIẾN MÀ BẠN NÊN PHÒNG NGỪA!

Hình ảnh dịch nhầy trong tiểu phế quản

 

Nên làm gì khi mắc phải ho có đờm?

  • Trẻ sơ sinh đến dưới 3 tuổi
    Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối, không tự ý dùng thuốc ho hay thuốc cảm lạnh, hoặc bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự tham khảo hoặc kê đơn của bác sĩ.
  • Trẻ từ 3 đến dưới 10 tuổi
    • Dùng máy tạo độ ẩm trong không khí 
    • Trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn về thuốc ho phù hợp
  • Người lớn:
    Sử dụng thuốc ho không kê đơn có thành phần an toàn làm giảm các triệu chứng ho cho người bệnh gặp phải ho cấp tính.

>> Tham khảo: Dùng Siro ho có thành phần thảo dược,  lá Thường Xuân và rễ Hoàng Liên để điều trị ho có đờm, chống viêm, chống nhiễm trùng.

3.  Ho do viêm thanh khí phế quản

Trẻ em từ 5 tuổi trở xuống thường hay mắc phải ho do viêm thanh khí phế quản. Đây là bệnh lý xuất phát từ việc viêm nhiễm virus gây ra làm cho đường hô hấp trên của bé bị tác động, kích thích và sưng lên.  Đường thở của bé vốn dĩ đã hẹp nên khi sưng, bé dễ trở nên khó thở hơn. 

***Nên làm gì khi trẻ ho do viêm thanh khí phế quản:

Bé có thể tự lành mà không cần chữa trị theo phác đồ của bác sĩ. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng, bé cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Lúc này bé cần sự chăm sóc từ gia đình để có thể khắc phục các cơn ho một cách nhanh nhất

Người nhà nên:

  • Cho bé uống nhiều nước ấm
  • Làm ẩm không khí trong phòng
  • Theo dõi các biểu hiện của bé
  • Khuyến khích bé rửa tay thường xuyên hạn chế lấy lan

CÁC LOẠI HO PHỔ BIẾN MÀ BẠN NÊN PHÒNG NGỪA!Ho do viêm thanh khí phế quản

4. Ho gà

CÁC LOẠI HO PHỔ BIẾN MÀ BẠN NÊN PHÒNG NGỪA!

Ho gà

Ho gà là ho thành chuỗi khó kiểm soát, cơn ho này thường dữ dội đem lại cảm giác khó chịu, đau đớn và mệt mỏi. Ho gà thuộc dạng ho do nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. 

Bệnh xuất hiện ở đa dạng các lứa tuổi nhưng hơn 90% xuất hiện ở trẻ dưới 1 tuổi chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản. Trẻ càng nhỏ càng có nguy cơ bệnh nặng và gặp phải tình trạng biến chứng cao.

***Nên làm gì khi trẻ mắc phải ho gà?

  • Cho trẻ thăm khám và chữa trị theo phác đồ của bác sĩ
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé
  • Tiêm phòng vaccine 

Người bệnh không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng ho khan, ho có đờm kéo dài. Việc phòng ngừa và giữ gìn sức khỏe giúp bạn hạn chế mắc phải những cơn ho gây khó chịu ảnh hưởng đến nhịp sống sinh hoạt hằng ngày. 

Xem thêm các mẹo trị ho khác:

> TRỊ HO CHO TRẺ SỬ DỤNG SI-RÔ SYNATURA

> MẸO TRỊ HO LÂU NGÀY TẠI NHÀ BẰNG CÁC LOẠI THUỐC DÂN GIAN

> TRỊ HO CHO TRẺ KHÔNG DÙNG KHÁNG SINH

 

CÁC LOẠI HO PHỔ BIẾN MÀ BẠN NÊN PHÒNG NGỪA!

SYNATURA – Thảo dược Độc Quyền Sáng Chế do nhà máy dược Ahngook Hàn Quốc phát minh🍀
  • Giảm ho và long đàm
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính (ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, sốt, hắt hơi, ớn lạnh, khó thở
  • Viêm phế quản mạn tính (ho dai dẳng, có đờm, khó thở, tức ngực)
Đối tượng: trẻ trên 2 tuổi và người lớn*
*(Đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: người sử dụng cần phải đến bác sĩ để được tư vấn, không dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ.)
——————-
– Hotline: 028.2226.8737 để đặt hàng ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CẨM NANG LIÊN QUAN

0939716455