Viêm phế quản là tình trạng viêm của đường hô hấp dưới gây tình trạng phù nề, xuất tiết trong lòng phế quản phổi. Dưới đây là những nguyên nhân và cách phòng ngừa và điều trị.
Viêm phế quản có thể được chia thành cấp tính và mạn tính.
- Viêm phế quản cấp tính là tình trạng viêm diễn ra trong vòng 2-3 tuần.
- Viêm phế quản mạn là tình trạng viêm tái đi tái lại hay kéo dài trên 3 tuần, tới hàng tháng hay hàng năm.
1/ Nguyên nhân
Viêm phế quản cấp thường do tình trạng nhiễm virus hay vi trùng.
Viêm phế quản mạn lại hay liên quan đến ngưới hút thuốc lá thường xuyên, bệnh lý xơ phổi, bệnh hen suyễn… Trên trẻ em chúng ta hay gặp là viêm phế quản cấp.
2/ Biểu hiện viêm phế quản
Biểu hiện là trẻ sẽ ho, khò khè khó thở, ho đờm trắng hay đục vàng, sốt, có thể sốt cao, mệt mỏi, biếng ăn, bỏ bú.
Viêm phế quản tái đi tái lại trên trẻ hay liên quan đến tình trạng viêm dị ứng đường hô hấp, hen suyễn, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản hay các bất thường về cấu trúc như VA to, viêm amidan quá phát gây cản trở sự thông thoáng của đường hô hấp, bệnh xơ phổi tiến triển.
Lưu ý:
- Nếu là gặp lần đầu tình trạng viêm phế quản thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được xác định nguyên nhân là nhiễm virus hay vi trùng, dùng thuốc kịp thời và hiệu quả, tránh tình trạng bệnh kéo dài có thể trở nặng như lan xuống phổi gây viêm phổi, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Phụ huynh cho bé ăn mặc đủ ấm, tránh gió lạnh, ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, dùng thuốc đúng cách và báo ngay cho bác sĩ diễn tiến bất thường của bệnh nếu có.
- Nếu là tình trạng viêm phế quản tái đi tái lại thì phải đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa như tai mũi họng, hô hấp, nhi khoa để được khám kỹ, nội soi, chụp phim, đo chức năng hô hấp… Để tìm các nguyên nhân khác như: VA to, viêm amidan quá phát, bệnh lý trào ngược, hen suyễn, xơ phổi… Các Bác sĩ sẽ cho hướng điều trị nội khoa hay phẫu thuật giúp giải quyết triệt để và đưa ra hướng điều trị duy trì hay dự phòng hiệu quả nhất.
3/ Cách phòng ngừa
Để giảm nguy cơ bị viêm phế quản cấp tính hoặc bùng phát viêm phế quản mãn tính cần phải:
- Tránh xa khói thuốc
- Tiêm vắc xin cúm vì có thể bị viêm phế quản do virus cúm
- Tiêm chủng vắc-xin ho gà
- Rửa tay thường xuyên
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng tới phổi. Ví dụ như khói sơn…
Một số biện pháp phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em:
- Dạy cho trẻ che mũi và miệng khi ho hoặc hơi.
- Hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay.
- Tiêm phòng vắc xin cho trẻ, đặc biệt là tiêm phòng cúm mùa hàng năm.
4/ Cách điều trị
Hầu hết viêm phế quản cấp tính có thể tự biến mất trong vòng một vài tuần. Nếu bệnh do vi khuẩn (rất hiếm) bác sĩ có thể đề nghị dùng kết hợp kháng sinh và thuốc. Nếu người bệnh bị hen suyễn, dị ứng hoặc khò khè, bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng thuốc hít. Điều này sẽ giúp mở đường thở và làm cho quá trình thở trở nên dễ dàng hoạt động hơn.
Đối với người lớn, để giảm bớt các triệu chứng viêm phế quản cấp tính hãy làm các việc sau:
- Uống thật nhiều nước, khoảng từ 8-12 ly mỗi ngày để làm loãng chất nhầy và dễ dàng ho hơn.
- Nghỉ ngơi nhiều.
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Aspirin, ibuprofen, hoặc naproxen nhưng với trẻ em thì nên tránh uống aspirin. Ngoài ra, có thể sử dụng acetaminophen để giảm đau và hạ sốt.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc hơi nước. Tắm nước nóng có thể là điều tuyệt vời làm nới lỏng chất nhầy. Hoặc hít thở bằng hơi nước từ nước nóng.
- Uống thuốc ho không kê đơn. Có thể dùng một số loại thuốc thảo dược chiết xuất từ Cao Lá Thường Xuân và rễ Cây Hoàn Liên như Synatura để giúp giảm ho, long đàm.
Phương pháp điều trị viêm phế quản mãn tính nhằm vào các triệu chứng của bệnh và bao gồm:
- Sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản để giúp mở đường thở.
- Sử dụng thiết bị làm sạch chất nhầy để có thể ho ra chất lỏng dễ dàng hơn.
- Liệu pháp oxy có thể giúp thở tốt hơn.
- Phục hồi chức năng phổi. Có thể sử dụng một chương trình tập thể dục và các bài tập thở giúp quá trình thở dễ dàng hơn.
Phương pháp điều trị viêm phế quản cho trẻ nhỏ:
- Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: có thể sử dụng mật ong để giảm ho. Hoặc sử dụng bóng hút cao su để làm sạch chất nhầy và thận trọng khi sử dụng các loại thuốc không kê đơn cho trẻ em. Bởi vì, không phải tất cả các loại thuốc này đều được khuyến nghị dùng cho trẻ em ở một số tuổi nhất định.
- Sử dụng thuốc giảm đau: trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống nên uống acetaminophen còn với trẻ trên 6 tháng tuổi có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen. Không bao giờ được cho trẻ uống aspirin vì nó có thể gây ra hội chứng Reye – là một bệnh hiếm gặp nhưng rất gây hại cho gan và não.
- Sử dụng thuốc ho và cảm lạnh: trẻ dưới 4 tuổi không nên sử dụng thuốc ho trừ khi bác sĩ kê đơn bởi vì lạm dụng thuốc ho và cảm lạnh ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng. Còn với trẻ trên 4 tuổi có thể thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng thuốc ho và cảm lạnh an toàn để làm giảm triệu chứng tạm thời cho trẻ.
Chúc các bé và gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc nhé.
TS. BS. Nguyễn Thị Thanh Thúy
Trưởng khoa Nhi – Tổng Hợp – Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM.
—
*Lưu ý:
Bất cứ sự thay đổi bất thường nào của cơ thể xảy ra cũng phản ánh tình trạng sức khoẻ của chúng ta.
Nếu cơ thể của bé thay đổi bất thường hay có một trong các dấu hiệu trên của viêm phế quản, thì đây là lúc bạn cần phải đưa bé đến trung tâm y tế, bệnh viện để kiểm tra ngay tình trạng sức khoẻ. Đừng lơ là sức khoẻ của bé cũng như cả nhà nhé!
—
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() *(Đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: người sử dụng cần phải đến bác sĩ để được tư vấn, không dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ.) ![]() ![]() |