Hệ hô hấp của con người được tính từ mũi đến các phế nang trong phổi. Những bộ phận như mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản được tính là đường hô hấp trên.
Chức năng chính của đường hô hấp trên là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Còn bộ phận đường hô hấp dưới làm nhiệm vụ thực hiện lọc không khí và trao đổi khí.
Đường hô hấp trên là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nhiều nhất nên những yếu tố độc hại từ môi trường có thể xâm nhập và gây ra nhiều bệnh lý khác nhau. Thời tiết giao mùa giữa xuân, hè, thu với những cơn mưa đầu mùa khiến tỷ lệ các bệnh hô hấp tăng cao đặc biệt là trẻ nhỏ.
Các bệnh lý thường gặp về hô hấp ở trẻ em
Cảm cúm, viêm mũi xoang, viêm hầu họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính….
Các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường có các triệu chứng chung là: Sốt, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, khạc đàm… Các bệnh hô hấp mạn tính như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính thường có các triệu chứng đặc trưng và dễ nhận biết.
Nếu xuất hiện các cơn thở rít, thở nhanh, ngực bị co ép và ho xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm thì nên nghĩ đến bệnh hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn
Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới sáu tuổi, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu. Thường rất dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm chuyển mùa. Khi trẻ khi mắc bệnh thường diễn biến nặng và khó lường.
Nếu không được phát hiện sớm bệnh có thể diễn biến nhanh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp cấp, viêm phổi, áp xe phổi, tràn khí, tràn dịch màng phổi và có thể dẫn đến tử vong.
Vì vậy, cha mẹ nên theo dõi trẻ sát sao khi có những dấu hiệu khác thường, đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để điều trị đúng và kịp thời. Trẻ cần tiêm chủng đầy đủ, nhất là mũi phòng bệnh thường gặp lúc giao mùa.
Cách phòng bệnh hô hấp ở trẻ
Để phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần chú ý các biện pháp sau:
– Hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm vi rút.
– Rửa tay thường xuyên, không đưa tay lên mắt mũi miệng.
– Khi đi ra đường phải đeo khẩu trang để tránh hít phải khói, bụi, hóa chất độc hại, vi khuẩn tồn tại trong môi trường.
– Giữ nhà cửa sạch sẽ thoáng mát. Vệ sinh chăn chiếu thường xuyên.
– Khi mưa lạnh cần giữ ấm cơ thể, uống nước ấm thường xuyên, uống đủ nước mỗi ngày.
– Khi có dấu hiệu bị viêm đường hô hấp thì chú ý các triệu chứng để sớm điều trị.
– Cho trẻ đi tiêm phòng cúm và phế cầu.
– Chủ động kiểm soát các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bất cứ sự thay đổi bất thường nào của cơ thể xảy ra cũng có thể phản ánh tình trạng sức khoẻ bất ổn của chúng ta.
Nếu cơ thể của bé có một trong những đặc điểm trên của bệnh lý về hô hấp, thì đây là lúc bạn cần phải đưa bé đến trung tâm y tế, bệnh viện để kiểm tra ngay tình trạng sức khoẻ.
Đừng lơ là sức khoẻ của bé cũng như cả nhà nhé!
—






*(Đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: người sử dụng cần phải đến bác sĩ để được tư vấn, không dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ.)

