Không khí lạnh những ngày gần đây là môi trường thuận lợi cho các loại virus gây bệnh cảm cúm, cảm lạnh phát triển. Tuy nhiên, với các triệu chứng giống nhau như ho, sốt, đau họng… nhiều người lại lầm tưởng cảm cúm với COVID-19.
I. Cúm mùa và Cúm do Corona (Covid19) là gì?
Cúm mùa và cúm Corona (Covid) đều là bệnh lây qua đường hô hấp, nhưng do các loại virus khác nhau gây ra. COVID-19 dễ lây lan hơn bệnh cúm, nhưng khi ngày càng có nhiều người được chủng ngừa đầy đủ thì sự lây lan sẽ chậm lại. Vậy có thể phân biệt cúm thường với cúm Corona bằng cách nào?
1. Cúm mùa là gì?
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra.
Triệu chứng điển hình ở người mắc bệnh cúm:
-
-
Sốt cao, ớn lạnh và đổ mồ hôi.
-
Viêm họng.
-
Ho khan.
-
Đau đầu.
-
Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể.
-
Mệt mỏi và suy nhược.
-
Hội chứng đau là một dấu hiệu khá nổi bật của cúm, giúp phân biệt với cảm lạnh thông thường. Trẻ em bị cúm thường bị đau đầu, đau cơ bắp, đau nhức khắp mình mẩy. Trẻ nhỏ chưa biết nói thường chỉ thể hiện ra là quấy khóc, kích thích nhiều.
-
Nếu chỉ quan sát triệu chứng, rất khó để phân biệt được cảm cúm và cảm lạnh. Các triệu chứng của cảm cúm thường kéo dài và đi kèm với sốt, run rẩy và đau cơ. Triệu chứng cảm lạnh thường ngắn hơn và chỉ đi kèm với tình trạng chảy nước mũi và sốt nhẹ.
Trong hầu hết các trường hợp, những người bị cảm cúm sẽ khỏi bệnh trong 5-7 ngày. Quan trọng là cần nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước.
>> Xem thêm bài viết phân biệt về cảm cúm, cảm lạnh, và viêm phổi: <xem bài viết>
2. Cúm do Corona (Covid-19) là gì?
Covid-19 là một dạng bệnh nhiễm trùng ở cả đường hô hấp trên và hô hấp dưới. Tác nhân gây bệnh này là chủng virus Corona mang tên SARS-CoV-2. Đây là loại virus có tốc độ lây lan vô cùng nhanh chóng, tùy khả năng miễn dịch của từng người mà nó có thể gây bệnh lý nhiễm trùng ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau.
Chủng virus SARS-CoV-2 là chủng có diễn tiến khó lường, đã và đang gây ra đại dịch trên toàn cầu. Các chủng còn lại hầu hết chỉ gây ra cảm lạnh thông thường.
<Hình ảnh: Các chủng Covid-19 theo WHO>
Sau khi dịch virus corona chủng mới bùng phát mạnh mẽ vào 12/2019 tại Vũ Hán và nhanh chóng lây lan đến nhiều quốc gia trên thế giới, đầu 2020, Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định tên cho nó là Covid-19 (SARS-CoV-2). Từ 23/01/2020, Việt Nam bắt đầu ghi nhận ca nhiễm Covid 19 đầu tiên. Hiện nay, Covid-19 đã trở thành đại dịch nguy hiểm trên toàn cầu.
II. Triệu chứng thường gặp của cúm mùa và covid19
Cả COVID-19 và bệnh cúm mùa đều có thể biểu hiện các mức độ triệu chứng khác nhau, từ không triệu chứng đến các triệu chứng nghiêm trọng.
1. Các điểm giống nhau phổ biến giữa COVID-19 và bệnh cúm:
-
-
Sốt hoặc cảm thấy nóng / ớn lạnh
-
Ho
-
Khó thở
-
Mệt mỏi
-
Viêm họng
-
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
-
Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể
-
Đau đầu
-
Nôn mửa và tiêu chảy
-
Thay đổi hoặc mất vị giác / khứu giác (phổ biến hơn ở COVID-19).
-
Vì một số triệu chứng của bệnh cúm, COVID-19 và các bệnh đường hô hấp nói chung là có sự tương đồng với nhau, nên không thể phân biệt cúm thường và Covid nếu chỉ dựa trên các triệu chứng.
=> Chỉ có xét nghiệm sinh học mới có giá trị chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh. Thậm chí một người có thể bị nhiễm cả bệnh cúm và COVID-19 cùng một lúc, do đó có các triệu chứng của cả hai.
2. Điểm khác nhau giữa COVID-19 và bệnh cúm:
Trong 3 triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của Covid-19 là sốt, ho khan và khó thở. Riêng, chỉ có khó thở là không liên quan đến cảm lạnh hay cảm cúm.
Người bị mắc cảm cúm thường sẽ có triệu chứng tức ngực, nhưng triệu chứng này chưa ghi nhận xuất hiện ở người bị mắc Covid-19.
III. Phòng ngừa cảm cúm và covid-19
Để bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên giữ ấm cho cơ thể, nhất là khi về đêm, nhiệt độ hạ thấp. Ngoài ra không vì lạnh mà lười vận động bởi việc luyện tập thể dục thể thao rất quan trọng, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt, tăng nguồn năng lượng tích cực.
– Thường xuyên dùng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng để rửa tay.
– Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
– Súc miệng đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần.
– Khi hắt hơi, ho, hãy dùng khăn giấy che miệng sau đó vứt khăn giấy đã dùng này vào thùng rác, buộc túi bóng kín lại và dùng xà phòng rửa sạch tay.
– Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.
– Làm sạch bề mặt nơi đã chạm vào bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa gia dụng thông thường.
III. Điều trị cảm cúm và covid-19:
1. Điều trị cảm cúm:
Cảm cúm là bệnh gây ra bởi virus nên không có thuốc đặc trị, chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng hạ sốt, giảm ho, long đờm, kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột, sữa, nâng cao thể lực, sức đề kháng và chờ bệnh tự khỏi. Để phòng bệnh chung cho cả cảm lạnh thông thường và cúm mùa thì trước tiên cần phải nâng cao sức đề kháng bằng dinh dưỡng: nên ăn uống đủ chất, tăng cường các loại rau, hoa quả chứa nhiều vitamin C, uống đủ nước.
2. Điều trị Covid-19:
Nếu F0 điều trị tại nhà bị sốt:
-
-
Đối với người lớn: > 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều:
Uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4-6 h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước. -
Đối với trẻ em: > 38,5 độ:
Uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 h, ngày không quá 4 lần.
-
Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, yêu cầu người mắc COVID-19 thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để được xử trí.
Nếu F0 điều trị tại nhà bị ho thì dùng thuốc giảm ho khi ho khan nhiều.
Cũng tại hướng dẫn này, Bộ Y tế lưu ý các F0 điều trị tại nhà nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày;
Các F0 điều trị tại nhà cần uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước. Đồng thời, không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng, ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… Bên cạnh đó, các F0 điều trị tại nhà cần suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái…
=>> Xem thêm toàn bộ hướng dẫn của điều trị đối với bệnh Covid-19 tại: https://baochinhphu.vn/bo-y-te-huong-dan-f0-dieu-tri-tai-nha-102220213163202089.htm
Bài viết tổng hợp mang tính chất tham khảo, không mang tính chất tư vấn bệnh và điều trị bệnh.
Nguồn tham khảo:
-
-
Báo chính phủ: https://baochinhphu.vn/bo-y-te-huong-dan-f0-dieu-tri-tai-nha-102220213163202089.htm
-
Bệnh viện Vinmec: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/luu-y-trong-dieu-tri-cam-cum/
-
Bệnh viện Vinmec: https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/phan-biet-cum-mua-va-covid-19-nhu-nao/
-
Tuổi trẻ online: https://tuoitre.vn/hoi-dap-cung-thay-thuoc-phan-biet-cam-lanh-theo-mua-va-covid-19-20211206165151506.htm
-






*(Đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: người sử dụng cần phải đến bác sĩ để được tư vấn, không dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ.)
—


5