Viêm phế quản cấp đa số là do nhiễm virus và dễ lây lan. Vì vậy đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến viêm phế quản trở thành bệnh lý khá phổ biến.
Theo các chuyên gia, loại virus hợp bào gây ra viêm phế quản rất dễ phát tán, lây lan qua không khí.
1/ Viêm phế quản là gì
Phế quản là một ống dẫn khí nằm trong hệ hô hấp dưới của con người. Đây là cơ quan nối tiếp bên dưới khí quản, sau đó phân thành các nhánh nhỏ sâu bên trong phổi hình thành cây phế quản. Nhiệm vụ chính của phế quản là dẫn khí vào phổi.
Viêm phế quản là một thuật ngữ của ngành Y, chỉ tình trạng niêm mạc ống phế quản bị viêm nhiễm, tổn thương. Các tổn thương này gây ra hàng loạt các triệu chứng, trong đó điển hình nhất các cơn ho, đờm.
2/ Triệu chứng viêm phế quản
Viêm phế quản có 2 dạng là cấp tính và mạn tính.
-
Viêm phế quản cấp tính: là tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn (dưới 6 tuần) ở các phế quản, có thể kèm nhiễm trùng đường hô hấp trên.
→ Triệu chứng: Bệnh nhân ho liên tục, có đờm, sốt cao, lạnh run, đau hay cảm giác thắt ngực, đau dưới xương ức khi thở, thở ngắn. Viêm phế quản cấp đa số là do nhiễm virus, ít gặp hơn do nhiễm vi khuẩn.
-
Viêm phế quản mạn tính: là tình trạng ho khạc lâu ngày, tái phát thường xuyên trong khoảng 2 năm. Bệnh thường có diễn tiến nặng và phải phải được điều trị đều đặn.
→Viêm phế quản mạn tính do một hoặc nhiều yếu tố cùng gây ra. Trong đó tình trạng nhiễm môi trường; tiếp xúc với khói bụi, nghiện thuốc lá nặng… là những nguyên nhân chính gây viêm phế quản mạn.
Nguyên nhân bị viêm phế quản:
-
Viêm phế quản do tác động của môi trường:
Bụi bẩn, ô nhiễm không khí, khói thuốc… là những tác nhân phổ biến gây tổn thương đường hô hấp, từ đó gây nên viêm phế quản. -
Viêm phế quản do sức đề kháng kém:
Hệ thống miễn dịch của người bệnh bị tổn thương là điều kiện thuận lợi để vi rút tấn công gây bệnh. Đặc biệt, nếu người bệnh đang mắc phải bệnh lý khác như cảm lạnh…
Thông thường, người mắc viêm phế quản do nguyên nhân này chủ yếu là đối tượng người cao tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. -
Viêm phế quản do ảnh hưởng của công việc: Những người làm việc trong môi trường chứa chất kích thích đến phổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn những người khác.
→ Nhóm đối tượng này thường là thợ cơ khí, thợ may hoặc công nhân của các nhà máy phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, khói trong quá trình sản xuất. -
Viêm phế quản do ảnh hưởng của bệnh lý trào ngược dạ dày: Theo các bác sĩ, trào ngược dạ dày có thể gây ra viêm phế quản nếu người bệnh không can thiệp kịp thời.
→ Nguyên nhân dẫn đến tổn thương ống phế quản là do sự lặp lại của các cơn ợ nóng, ợ chua kích thích vùng cổ họng.
Viêm phế quản có lây từ người sang người hay không?
Viêm phế quản cấp đa số là do nhiễm virus và dễ lây lan. Vì vậy đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến viêm phế quản trở thành bệnh lý khá phổ biến. Theo các chuyên gia, loại virus hợp bào gây ra viêm phế quản rất dễ phát tán, lây lan qua không khí.
Theo tìm hiểu, trong một số trường hợp nếu căn bệnh này không được kiểm soát chặt chẽ, virus hợp bào có thể nhanh chóng phát triển, trở thành một bệnh dịch.
Viêm phế quản có thể lây lan theo 2 đường chính là:
-
Tiếp xúc trực tiếp giữa người với người:
Người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh có thể dẫn đến nhiễm bệnh. Virus hợp bào lây lan từ người này sang người khác thông qua con đường dịch tiết đường hô hấp như dịch nước mũi, dịch nước bọt. -
Lây lan qua các vật dụng cá nhân:
Nếu bạn dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh viêm phế quản thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ rất cao. Các vật dụng cá nhân này có thể là khăn mặt, bát, chén, bàn chải…
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, virus hợp bào có khả năng sống sót lên đến vài giờ trên các đồ dùng cá nhân kể trên. Thế nên nếu bạn chạm đồ vật cá nhân vào miệng, mũi, mắt đều có thể dẫn đến bị lây lan virus gây bệnh.
Do đặc thù, viêm phế quản có khả năng lây lan. Vì vậy đối với vật dụng cá nhân, bạn cần phải sát khuẩn, vệ sinh trước khi muốn sử dụng chung đồ dùng với người bệnh.
Tuy nhiên lời khuyên dành cho bạn vẫn nên chuẩn bị và sử dụng đồ dùng cá nhân, thay vì cùng dùng chung vật dụng dễ mang mầm bệnh từ người bị bệnh.
Đối với người bệnh, bạn cần quan sát các dấu hiệu của cơ thể, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường cần phải can thiệp, thăm khám, và điều trị viêm phế quản từ sớm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.
Đa số người bệnh lựa chọn kháng sinh đề điều trị. Tuy nhiên biện pháp này chỉ có thể kiểm soát tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn. Kháng sinh chỉ có thể dùng được cho một số chủng vi khuẩn nhất định, và không có khả năng tiêu diệt virus.
Vì vậy sử dụng kháng sinh cho khả năng phục hồi vùng phế quản bị tổn thương không cao. Thêm vào đó, việc dùng kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.
—






*(Đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: người sử dụng cần phải đến bác sĩ để được tư vấn, không dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ.)
—


11